Cách ăn gạo lứt đúng cách

Cách ăn gạo lứt đúng cách để mang lại hiệu quả cao nhất

Gạo lứt là thực phẩm dinh dưỡng thường xuyên được "điểm mặt gọi tên" vì những công dụng tuyệt vời của nó đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên để ăn gạo lứt sao cho hiệu quả, đúng cách để tối đa hóa những công dụng đó thì không phải ai cũng biết. Cùng Nonglamfood tìm hiểu ngay sau đây nhé!
 
1. Tìm hiểu về gạo lứt

Gạo lứt là loại gạo được xay xát chỉ bỏ lớp vỏ trấu mà vẫn giữ nguyên lớp cám lụa giàu dinh dưỡng. Vì thế nên gạo lứt chứa rất nhiều chất xơ, các chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe. Lớp cám lụa của gạo lứt giữ vai trò quan trọng trong việc điều hòa cholesterol, kiểm soát nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và đảm bảo các chu trình khác của cơ thể diễn ra được bình thường.

Vì chứa nhiều chất xơ, nên ăn gạo lứt giúp no lâu và không làm tăng đường huyết đột ngột, làm giảm cảm giác thèm ăn từ đó hỗ trợ giảm cân. Ngoài ra chất xơ trong gạo lứt giúp hỗ trợ tiêu hóa, làm sạch và thải các độc tố có trong ruột.

Các vitamin B chứa nhiều trong gạo lứt đều có vai trò quan trọng trong chuyển hóa carbohydrate, protein và chất béo. Chúng cần thiết trong bảo vệ thị lực, củng cố làn da khỏe mạnh, hỗ trợ tiêu hóa, cấu tạo tế bào hồng cầu, một số hóa chất của não, điều hòa hệ miễn dịch và hoạt động của hormone steroid.

Dựa vào màu sắc, có thể chia gạo lứt thành 3 loại: gạo lứt nâu, gạo lứt đỏ và gạo lứt đen. Mỗi loại đều chứa nhiều dinh dưỡng hơn hẳn gạo trắng và tốt cho sức khỏe, nhưng gạo lứt đỏ và gạo lứt đen được đánh giá là chứa nhiều dinh dưỡng và hỗ trợ giảm cân tốt hơn gạo lứt nâu.

2. Nấu gạo lứt đúng cách

 

Gạo lứt rất cứng so với các loại gạo thông thường, và lớp cám bên ngoài có nguy cơ chứa asen và các loại độc tố khác nếu điều kiện môi trường không đảm bảo. Vì thế cần sơ chế cẩn thận để đảm bảo sức khỏe. Các bước nấu gạo lứt như sau:

Bước 1: Vo sơ gạo, ngâm gạo lứt trong nước ấm khoảng 45p - 2 tiếng hoặc ngâm với nước lạnh khoảng 10 tiếng tùy loại gạo để gạo mau chín, dễ tiêu và loại bỏ bớt độc tố bên ngoài lớp vỏ.

Bước 2: Sau khi ngâm với nước, vo gạo lại một lần nữa để kỹ hơn và đổ nước ngâm đi. Tiếp đó, đong nước để nấu cơm với tỉ lệ nước - gạo là 2:1 và cho vào 1/4 muỗng cà phê muối. Tuy nhiên, cần lưu ý một điều là lượng nước đong để nấu cơm phải dựa theo lượng gạo ban đầu trước khi ngâm, bởi sau khi ngâm, gạo đã nở ra rất nhiều, do đó khi nấu cơm sẽ bị nhão, ăn không ngon.

Bước 3: Cắm điện và bật nút nấu. Khi cơm đã chín, hãy để cơm ở chế độ hâm thêm 10-15 phút nữa cho cơm mềm và nở đều hơn. Sau đó xới cơm cho tơi rồi ăn.

3. Ăn gạo lứt đúng cách

 

Ăn gạo lứt 2-3 lần/tuần

Gạo lứt rất tốt tuy nhiên theo bác sĩ khuyến cáo mỗi tuần chỉ nên ăn 2-3 lần như một loại thực phẩm chức năng. Nếu ăn nhiều quá sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho sức khoẻ, có thể bị nặng bụng, khó tiêu hoặc thiếu hụt các chất dinh dưỡng mà gạo lứt không có. Do đó, cần phối hợp gạo lứt với các loại thực phẩm khác để cân bằng dinh dưỡng và không ăn gạo lứt thường xuyên.

Nhai kỹ khi ăn

Do gạo lứt có lớp cám khó tiêu hơn gạo trắng thông thường nên khi ăn bạn cần nhai nhiều lần, nhai kỹ để enzym có trong nước miếng tiêu hóa một phần cơm, giúp dạ dày tiêu hóa nhanh hơn và tránh tình trạng khó tiêu, đầy bụng. Cần nhai tới khi cảm nhận được vị ngọt của cơm trong miệng, tốt nhất là khoảng 100 lần.

4. Những đối tượng nên và không nên sử dụng gạo lứt

Những đối tượng nên sử dụng gạo lứt

Những người muốn giảm cân hoặc nam giới muốn tăng cường cơ bắp nên ăn loại gạo này vì giúp no lâu, giảm cân hiệu quả lại tăng khối lượng cơ bắp và phát triển cơ thể một cách cân bằng nhờ những axit amin cung cấp dinh dưỡng thiết yếu cho sức khỏe. Nhiều người đã giảm cân thành công nhờ ăn gạo lứt và có 1 vóc dáng khỏe mạnh, săn chắc.
Gạo lứt còn thích hợp với những người ăn chay cần bổ sung nhiều năng lượng và những người bệnh tiểu đường, đái tháo đường và tim mạch. Những người dùng gạo lứt với mục đích trị bệnh nên ăn kèm với muối mè vì nó cung cấp cho cơ thể thêm một lượng acid béo không no cần thiết cho người ăn, ngoài ra còn có thể chế biến thành sữa gạo lứt, gạo lứt rang ăn liền với muối mè, rong biển, hay thanh gạo lứt ngũ cốc

 

Những đối tượng không nên sử dụng gạo lứt thường xuyên

Trẻ em đang tuổi lớn, phụ nữ đang mang thai hay người có thể trạng yếu, gầy gò cần bồi bổ sức khỏe thì không nên ăn gạo lứt thường xuyên, vì có thể bị thiếu hụt chất dinh dưỡng gây suy giảm sức khỏe.

Giải pháp thay thế bữa sáng bằng sản phẩm từ gạo lứt

Dù vậy, thanh gạo lứt ngũ cốc của Nonglamfood được làm từ gạo lứt đỏ sấy kết hợp cùng các loại hạt và chà bông/rong biển/trái cây/dừa giòn sẽ giúp bổ sung các chất dinh dưỡng còn thiếu ở gạo lứt, từ đó cân bằng dinh dưỡng cho bữa ăn. Có thanh gạo lứt, bữa sáng hay bữa phụ của cả gia đình vừa đủ chất, vừa đảm bảo sức khỏe và tiện lợi, nhanh chóng hơn.

 

Thanh gạo lứt ngũ cốc với các vị Chà bông | Rong biển | Trái cây | Dừa giòn chắc chắn sẽ làm hài lòng cả gia đình.

Để tham khảo thêm các sản phẩm từ gạo lứt, truy cập ngay tại đây

Bài viết cùng danh mục:

Viết Bình luận