Các loại tỏi phổ biến ở Viêt Nam

Tỏi là một loại gia vị thường không thể thiếu trong bữa cơm của người Việt. Không chỉ mang lại những lợi ích cho sức khỏe, tỏi còn là một vị thuốc điều trị các chứng bệnh như đau nhức, nhiễm trùng da, đầy bụng, giúp cải thiện sinh lý nam giới,…. 

Theo các nghiên cứu trong ngành y học hiện đại, tỏi tươi có những tác dụng sau:

  • Chống ung thư;
  • Hỗ trợ điều trị ung thư;
  • Kháng khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm;
  • Chống oxy hóa;
  • Giúp xương chắc khỏe;
  • Phòng ngừa các bệnh về tim mạch;
  • Cường dương;
  • Ngăn ngừa chứng Alzheimer;
  • Làm đẹp da, giảm mụn trứng cá.

Với khí hậu nhiệt đới gió mùa, điều kiện tự nhiên ở Việt Nam rất thuận lợi cho người nông dân canh tác tỏi. Mỗi vùng miền cho ra một loại tỏi với hương vị và hình dạng khác nhau, giá thành của từng loại cũng khác nhau. Sau đây Nông Lâm Store xin giới thiệu với bạn vài loại tỏi phổ biến và nổi tiếng ở Việt Nam.

1Tỏi Lý Sơn

Huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) là vùng đất nổi tiếng nhất về việc trồng tỏi. Tỏi ở đây đã trở thành thương hiệu nổi tiếng và trở thành đặc sản, được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận. Do sự khác biệt về khí hậu, thổ nhưỡng, tỏi Lý Sơncó vị thanh ngọt nhẹ nhàng, hương thơm cay dịu đặc trưng chứ không nồng như các loại tỏi khác, không hăng ngay cả khi ăn sống. Chính vì những đặc điểm đó mà tỏi Lý Sơn có giá thành cao hơn các loại tỏi khác nhưng vẫn được người dân yêu thích và chọn lựa. Củ tỏi có màu trắng ngà, không bóng, có kích thước từ 2 - 6 cm, chỉ bằng ⅓  củ tỏi thông thường. Mỗi củ tỏi thường có 12 đến 20 tép nhỏ, không để lại lõi chính giữa khi bóc hết các tép.

2| Tỏi Phan Rang

Phan Rang như một vùng sa mạc thu nhỏ ở Việt Nam, với khí hậu vô cùng khắc nghiệt, nắng như “phang” và gió như “rang” đã tạo điều kiện phát triển cho giống tỏi ở đây có sức chống chịu với thiên nhiên vượt trội hơn tỏi ở địa phương khác. Hàm lượng vitamin, nguyên tố vi lượng và allicin trong tỏi cao hơn rất nhiều, có tác dụng ngăn ngừa bệnh, chống viêm nhiễm tốt hơn. Tỏi có vỏ mỏng, tép nhỏ, nhiều tinh dầu tỏi, vị rất cay và mùi thơm rất nồng, chính vì thế, tỏi Phan Rang được nhiều người sử dụng làm tỏi đen lên men tự nhiên, ngâm rượu và làm thuốc chữa bệnh.

3| Tỏi Bắc Giang

Ở các tỉnh phía Bắc, Bắc Giang là một vùng đất có truyền thống trồng tỏi lâu đời. Vì điều kiện thiên nhiên, và địa chất đặc biệt, vùng đất này không chỉ phát triển về nghề trồng tỏi mà còn nổi tiếng với nhiều loại dược liệu quý hiếm như ba kích, gừng gió, bá bệnh, đinh lăng,...Tỏi Bắc Giang là loại tỏi tía củ nhỏ, tép có màu vàng, rất nhiều dầu, vị cay và thơm. Đây là một đặc sản của Việt Nam mà không một giống tỏi nào trên thế giới có thể so sánh về chất lượng. 

4| Tỏi Đà Lạt

Đà Lạt được biết đến với chất lượng nông sản được người tiêu dùng tin tưởng, bởi độ tươi sạch đặc trưng của nông sản vùng lạnh, trong đó có tỏi. Giá thành của tỏi Đà Lạt rẻ, củ và tép to, nên mặc dù độ thơm và độ cay không bằng tỏi Lý Sơn hay tỏi Phan Rang, nhưng tỏi Đà Lạt vẫn được sử dụng khá phổ biến. Củ tỏi có vỏ ngoài màu tím nâu, rễ dài và chắc, khi bóc hết các tép thấy lõi ở giữa. Tỏi Đà Lạt có vị the và mùi thơm cay đặc trưng, không có mùi hăng.

Ngoài ra ở Nông Lâm Store có bán tỏi Lý Sơn 100% chính gốc Lý Sơn. Tìm hiểu thêm thông tin sản phẩm tại đây.

Bài viết cùng danh mục:

Viết Bình luận