Bánh Tráng – Bản Sắc Văn Hóa Ẩm Thực Việt Nam Tinh Túy Trăm Năm

Bánh Tráng – Bản Sắc Văn Hóa Ẩm Thực Việt Nam Tinh Túy Trăm Năm

Bánh tráng hay còn được loại là bánh đa, là một dạng bánh được làm từ bột gạo, tráng mỏng, phơi khô, khi ăn nướng giòn hoặc nhúng qua nước để cuốn thịt, cuốn cá. là một thứ văn hóa ẩm thực cổ xưa, trải qua ba miền Bắc Trung Nam, đọng lại bao hương vị khiến người ta khó quên vô cùng.

“Biến thể” của bánh tráng rất rộng, từ món bánh tráng trộn Tây Ninh trứ danh cho đến món bánh tráng nướng đặc sản Đà Lạt.

Trong bài viết này, chúng ta hãy tìm nhau tìm hiểu sự hình thành và phát triển của nét ẩm thực đặc trưng của quê hương chúng ta. Ngoài ra, bạn còn có thể tham khảo thêm nhiều bài viết khác để hiểu rõ hơn về cội nguồn của bánh tráng ra đời và phát triển như thế nào.

Quen Thế?

Tên gọi bánh tráng có xuất xứ từ miền Nam. Sở dĩ có cái tên này là bởi công đoạn tráng án thật mỏng. Tại miền Bắc, bánh tráng được gọi là bánh đa. Miền Trung giống miền Nam, gọi là bánh tráng.

Tại một số vùng ở Thanh Hóa, người ta dùng cả hai từ “bánh tráng” và “bánh đa”. Ngoài ra họ còn dùng từ “bánh khô” để miêu tả loại bánh dùng để nướng. Còn bánh dùng để cuốn hay gói nêm thì được gọi là “bánh đa nem”.

Thật ra, trước đây miền Bắc cũng gọi từ bánh tráng. Nhưng đến thời Chúa Trịnh Tráng ở đàng Ngoài thì phải gọi là bánh đa để kiêng húy chúa Trịnh.

Ở đàng Trong không chịu ảnh hưởng nên tiếp tục gọi là bánh tráng. Đây cũng chính là lý do vì sao cùng một loại bánh, cùng nguyên liệu làm ra mà nơi gọi là bánh tráng còn nơi khác gọi là bánh đa.

Nguyên liệu Bánh Tráng Có Gì Mà Lại Lưu Truyền Biết Bao Thế Hệ?

Nguyên liệu chính của bánh tráng thường là bột gạo. Một số nơi pha thêm bột mì, ngô, đậu xanh tạo ra hương vị và sự đa dạng trong bánh tráng. Bột gạo pha lỏng với nước (hoặc trộn thêm bột sắn, ngô, đậu xanh theo tỉ lệ phù hợp).

Ngoài các loại bột trên, khi “tráng bánh”, công thức bột gạo còn bổ sung thêm một số loại gia vị quen thuộc. Vậy các loại gia vị đó là gì? Đáp rằng: Mè, muối, tiêu, tỏi, dừa, hành, đường… tùy loại.

Dùng một cái gáo múc bột đổ lên tấm vải căng trên nồi to có nước sôi bên trong. Sau đó dùng gáo dừa trải đều lớp bánh này ra thành hình tròn, nhanh gọn trong vài giây.

Đậy nắp lại tầm 10 – 20s, bánh chín, dùng nan tre mỏng gỡ ra rồi trải lên vỉ đan bằng tre. Cuối cùng, chỉ cần đem tấm vỉ này phơi nắng, đến khi bánh khô lại là xong.

Thưởng Thức Bánh Tráng Với Những Món Ăn Nào Là Đúng Điệu?

bánh tráng

Sau khi phơi khô, tùy vào cách ăn mà thưởng thức. Có thể nướng trên than hồng, để bánh giòn rụm rồi chấm với nước tương, nước mắm. Bánh nướng chín cũng có thể nhúng sơ qua với nước lạnh, cuốn cá hấp, thịt luộc với rau sống, chấm nước mắm chua ngọt.

Bánh sống có thể nhúng qua nước nóng, cuốn với rau muống tươi, ăn với xì dầu cay cay, vị rất tuyệt. Bánh tráng sống cuốn với cá kho mặn hay thịt luộc cũng ngon “chuẩn không cần chỉnh”.

Bánh có thể được ăn kèm với nhiều món ăn như gỏi hải sản, gỏi mít trộn, bò hít, mì quảng, không cầu kỳ nhưng thêm vị, hấp dẫn hơn.

Các Loại Bánh Tráng Nổi Tiếng Của Việt Nam Ai Cũng Từng Thử

bánh tráng

  • Bánh đa Kế xuất xứ từ Xã Dĩnh Kế, huyện Lạng Giang, Bắc Giang.
  • Bánh đa nem Thổ Hà là đặc sản của xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
  • Bánh đa Đô Lương là món ngon quen thuộc của xã Đà Sơn, thị trấn Đô Lương, xã Tràng Sơn, Đông Sơn, huyện Đô Lương.
  • Bánh đa Cầu Bố được “ra đời” tại phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa.
  • Bánh đa làng chòm xuất xứ từ xã Thiệu Châu, Thiệu Hóa, Thanh Hóa.
  • Quê hương của bánh đa Hải Bình là xã Hải Bình, Tĩnh Gia, Thanh Hóa.
  • Bánh tráng Hòa Đa, đặc sản trứ danh của tỉnh Phú Yên.
  • Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng, đặc sản Tây Ninh khó chối từ.
Bài viết hay:   Bánh Đa - Đặc Sản Bao Đời Trứ Danh Ba Miền Bắc Trung Nam

Biến Thể Của Bánh Tráng Trong Thời Đại Ăn Vặt 4.0

Bánh tráng trộn là “biến thể” đầu tiên. Đây là một món ăn vặt nổi tiếng của Tây Ninh, được mệnh danh là “Ông Vua không ngai trong làng ăn vặt”. Bánh tráng trộn Tây Ninh nổi tiếng nhiều năm và chưa bao giờ hết HOT. Nguyên liệu của bánh tráng trộn là bánh tráng Tây Ninh cắt nhỏ.

“Phần thân” bao gồm muối tôm, ruốc khô, trứng cút, khô bò, khô mực, rau răm, xoài cắt sợi, sa tế ớt, nước tắc. Sau đó trộn chung lại, tạo nên hương vị đậm đà, ăn một lần lưu luyến mãi, khó mà quên.


Bánh tráng nướng Đà Lạt: Món ngon xuất xứ từ Phan Rang (Ninh Thuận) và “phát triển” rộng rãi tại Đà Lạt. Du lịch Đà Lạt, món ngon nằm trong danh sách đề cử lúc nào cũng có món bánh tráng nướng.

Nguyên liệu của món ăn vặt này là bánh tráng, tôm khô, bơ, xúc xích, gà xé, thập cẩm, hải sản, khô bò, phô mai phủ đều lên rồi nướng giòn. “Thành phẩm” thơm ngon, hấp dẫn, ăn kèm với tương và sốt béo ngậy.

Bánh tráng là món ăn được ứng dụng vào ẩm thực Việt Nam nhiều nhất hiện nay, chúng ta hãy tự hào vì cha ông đã sáng tạo ra món ăn độc đáo này. Cơ Sở Bánh Tráng Muối Như Bình tự hào là một trong những người đang bảo tồn và phát triển nó.



Bài viết cùng danh mục:

Viết Bình luận