PHONG TỤC ĐÓN TẾT TRUNG THU Ở CÁC NƯỚC CHÂU Á KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO?

 

Ở hầu hết các nước Châu Á cùng dùng chung bộ lịch âm thì ngày lễ Trung thu luôn là dịp để con cháu nơi phương xa trở về sum vầy, quy tụ với gia đình. Trung thu có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong phong tục tập quán của các nước Châu Á. Tuy vậy, mỗi nước đều có phong tục riêng để mừng lễ Trung thu, hôm nay hãy cùng Nonglamfood chúng mình tìm hiểu phong tục đón Trung thu của một số nước Châu Á nhé. 

 

 

1. Nhật Bản:

Ở Nhật, tết Trung thu được gọi là “đêm 15” hay “trăng Trung thu”. Người dân Nhật Bản tổ chức Tết Trung Thu với phong tục ngắm trăng Otsukimi và rước đèn lồng Cá Chép. Cá Chép tượng trưng cho nghị lực và lòng nhẫn nại, mang đến hy vọng về những phẩm chất tích cực cho con cháu.

                                                        (Đèn lồng cá chép ở lễ hội Trung thu Nhật Bản)

2. Singapore:

Ở Singapore, Tết Trung Thu là một trong những lễ hội Trung Hoa đáng yêu nhất, là dịp để gia đình sum họp và thưởng thức bánh trung thu ngọt ngào. Người Singapore tặng bánh trung thu cho nhau như biểu tượng của tình thân. Đêm Trung Thu, Merlion ở vịnh Marina Bay trở nên lung linh với ánh đèn màu sắc đổi liên tục. Orchard Road cũng chẳng kém cạnh với không khí lễ hội.

Vào đêm Trung Thu, sư tử biển Merlion bên vịnh Marina Bay, biểu tượng du lịch Singapore, sẽ lung linh với ánh sáng đổi màu. Con đường hoa lệ Orchard Road với các trung tâm thương mại hàng đầu không thể bỏ qua. Khu phố Tàu - Chinatown Singapore - sẽ là điểm đến đặc sắc với ánh sáng đường phố, chợ và không khí lễ hội

                                                                          (Đường phố ở Singapore)

3. Malaysia:

Ở Malaysia, Tết Trung Thu là dịp để cộng đồng người Hoa chia sẻ niềm vui. Bánh Trung Thu, đèn lồng và các chương trình khuyến mãi tại trung tâm mua sắm làm cho Tết Trung Thu ở Malaysia thêm phần phồn thịnh. Penang và Malacca là những điểm đến có không khí lễ hội sôi động nhất

 

                                                               (Lễ hội thả đèn trời của người Malaysia)

4. Hàn Quốc:

Ở Hàn Quốc, ngày Rằm Tháng 8 (Chuseok) là dịp sum họp gia đình và tưởng nhớ tổ tiên. Chuseok không chỉ là lễ hội thu hoạch mà còn là ngày tạ ơn, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của người Hàn.

Điệu nhảy truyền thống trong mùa Trung Thu ở Hàn Quốc được biết đến với tên gọi “Ganggangsullae”. Phụ nữ mặc trang phục truyền thống Hanbok nắm tay nhau tạo thành vòng tròn, hòa mình trong không khí đêm lễ Chuseok.

 

                                                              (Mâm cỗ Trung thu của người Hàn Quốc)

5. Việt Nam:

Theo phong tục người Việt, vào dịp Tết Trung Thu, cha mẹ bày cỗ cho các con để mừng Trung Thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn. Cỗ mừng Trung Thu gồm bánh Trung Thu, kẹo, mía, bưởi và các thứ hoa quả khác nữa. Đây là dịp để cha mẹ tùy theo khả năng kinh tế gia đình thể hiện tình thương yêu con cái một cách cụ thể. Vì thế, tình yêu gia đình lại càng khăng khít thêm.

Vào dịp Tết Trung Thu có tục múa Sư tử còn gọi là múa Lân. Người Hoa hay tổ chức múa lân trong dịp Tết Nguyên Đán. Người Việt lại đặc biệt tổ chức múa Sư Tử hay Múa Lân trong dịp Tết Trung Thu. Con Lân tượng trưng cho điềm lành. Người Trung Hoa không có những phong tục này. Người ta thường múa Lân vào hai đêm 14 và 15. Ðám múa Lân thường gồm có một người đội chiếc đầu lân bằng giấy và múa những điệu bộ của con vật này theo nhịp trống. Ðầu lân có một đuôi dài bằng vải màu do một người cầm phất phất theo nhịp múa của lân. Ngoài ra còn có thanh la, não bạt, đèn màu, cờ ngũ sắc, có người cầm côn đi hộ vệ đầu lân… Ðám múa Lân đi trước, người lớn trẻ con đi theo sau. Trong những ngày này, tại các tư gia thường có treo giải thưởng bằng tiền ở trên cao cho con lân leo lên lấy.

 

(Trẻ em Việt Nam rước đèn Trung Thu)   

 (Đèn lồng nan tre truyền thống của Việt Nam)



Bài viết cùng danh mục:

Viết Bình luận