Các công dụng khi sử dụng nấm trong món ăn

1| Nấm là gì?

Nấm không phải động vật, cũng chẳng phải thực vật. Chúng là các sinh vật dị dưỡng, phát triển mạnh bằng cách chiết xuất các chất dinh dưỡng từ xác động – thực vật chết và thối rữa. Nấm rất đa dạng về màu sắc, hình dạng, tính chất.

2| Các giá trị dinh dưỡng của nấm

Nấm là loại thực phẩm ít muối, ít chất béo và calo. Người ta thường gọi nấm là một loại thực phẩm chức năng. Khi sử dụng nấm cơ thể sẽ có thêm các chất dinh dưỡng như:

  • Vitamin và khoáng chất: Trong nấm có nhiều vitamin B như vitamin B2 (riboflavin), B9 (folate), B1 (thiamine), B5 (pantothenic acid) và B3 (niacin). Các chất vitamin B này giúp tốt cho quá trình tạo máu hồng cầu, tốt cho hệ tiêu hóa và giúp làn da khỏe mạnh, ngoài ra còn tốt cho hệ thần kinh. Một số khoáng chất khác trong nấm bao gồm selen, kali, đồng, sắt, phốt pho…
  • Đồng: giúp cơ thể tạo tế bào hồng cầu. Tế bào hồng cầu vận chuyển oxy đến khắp các bộ phận trong cơ thể.
  • Kali: là khoáng chất quan trọng đối với tim, cơ bắp và hệ thần kinh.
  • Beta-glucan: là một loại chất xơ được tìm thấy trong thành tế bào của nhiều loại nấm. Có một số nghiên cứu gần đây được tiến hành để xem liệu beta-glucan có khả năng giảm nguy cơ béo phì, tăng cường miễn dịch, cải thiện tình trạng kháng insulin và mức cholesterol trong máu hay không.
  • Nấm cũng chứa choline, một chất giúp ngủ ngon, tốt cho sự vận động cơ bắp, trí nhớ và việc học tập. Cholin hỗ trợ duy trì cấu trúc của màng tế bào, dẫn truyền xung thần kinh, hấp thụ chất béo có lợi và giảm viêm mãn tính.

3| Lợi ích của việc ăn nấm

  • Tốt cho xương

Nấm cung cấp vitamin D và canxi vì thế khi ăn nấm nhiều cơ thể bạn sẽ được cung cấp 1 lượng canxi giúp cũng cố độ bền của xương.

  • Tốt cho hệ tim mạch

Nấm không chứa cholesterol và chất béo, chứa ít natri nên rất tốt cho hệ tim mạch.

Các loại nấm có chứa kali, hoạt động như một thuốc giãn mạch và làm giảm huyết áp. Huyết áp cao có liên quan đến một số tình trạng nguy hiểm, đặc biệt là đau tim và đột quỵ. Kali cũng làm tăng chức năng nhận thức, bởi vì giãn mạch làm tăng lưu lượng máu và oxy đến não kích thích hoạt động thần kinh. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mức kali tăng lên còn góp phần cải thiện trí nhớ và khả năng duy trì kiến thức.

  • Phòng chống ung thư

Một số giống nấm đã được chứng minh là có khả năng bảo vệ chống lại ung thư bằng cách bảo vệ các tế bào, chống lại sự phá hủy DNA, đồng thời ức chế sự hình thành và tiến triển của khối u.

  • Tăng cường hệ miễn dịch

Nấm chứa một lượng vitamin A, vitamin C và phức hợp vitamin B tốt làm tăng cường hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, nấm có chứa kháng sinh tự nhiên như polysacarit và beta-glucan có thể kích thích và điều hòa hệ thống miễn dịch của cơ thể bằng cách chữa lành vết thương và vết loét.

  • Hỗ trợ điều trị tiểu đường

Nấm được cho là có chứa insulin và enzyme tự nhiên giúp phân hủy đường hoặc tinh bột trong thực phẩm. Chúng cũng được cho là có chứa một số hợp chất giúp gan, tuyến tụy và một số tuyến nội tiết khác hoạt động đúng chức năng, thúc đẩy sự hình thành của insulin để điều tiết một số hoạt động chức năng của cơ thể.

  • Chống lão hóa, tăng tuổi thọ

Trong nấm có chứa hai chất chống oxy hóa là ergothioneine và glutathione với nồng độ cao. Khi hai chất chống oxy hóa này cùng có mặt, chúng sẽ hoạt động mạnh mẽ để bảo vệ cơ thể khỏi những áp lực về mặt thể chất gây ra những biểu hiện của lão hóa (chẳng hạn như nếp nhăn trên da).

Nấm còn có khả năng bảo vệ não bộ khi ta về già. Hai chất chống oxy hóa nói trên giúp ngăn ngừa bệnh Parkinson và Alzheimer. Các nhà nghiên cứu ở bang Pennsylvania – Hoa Kỳ khuyên rằng hãy ăn nấm thường xuyên để giảm nguy cơ mắc các vấn đề về não bộ, thần kinh trong tương lai.

Ngoài ra, ăn nấm thường xuyên còn giúp chúng ta giảm được tỷ lệ suy giảm nhận thức nhẹ.

  • Nấm giúp kiểm soát cân nặng

Nấm chứa ít calo, ít muối, hầu như không có chất béo, giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất nên có thể giúp mọi người giảm tích tụ mỡ thừa, no lâu, bớt đi cảm giác thèm ăn.

  • Nấm giúp kích thích hồng cầu trong cơ thể

Thiếu sắt là một trong những nguyên nhân dẫn đến thiếu máu. Trong nấm có các khoáng chất như đồng và sắt, vốn rất cần thiết cho sự hình thành tế bào máu mới.

4| Các lưu ý khi sử dụng nấm

  • Không ăn các loại nấm không rõ nguồn gốc, nấm bẩn để tránh bị ngộ độc.
  • Nấm để lâu dễ lên mốc. Nên chọn mua nấm tươi.
  • Người có cơ địa dị ứng nấm có thể bị tiêu chảy, buồn nôn khi ăn nấm.
  • Nhiều người thắc mắc rằng ăn thật nhiều nấm có tốt không vì nấm có tính mát. Sự thực là chúng ta nên ăn nấm điều độ vì ăn quá nhiều sẽ gây khó tiêu. Một số người sẽ bị kích ứng.

Tại Nông Lâm Store chúng tôi có cung cấp nhiều loại nấm khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm các sản phẩm về nấm tại đây.

Bài viết cùng danh mục:

Viết Bình luận