ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA GẠO LỨT CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

GẠO LỨT LÀ GÌ?

 

 

 
Gạo lứt là loại gạo thông thường nhưng được xay xát sơ để loại bỏ lớp vỏ trấu bên ngoài, giữ lại phần cám gạo và mầm giàu dinh dưỡng và các nguyên tố vi lượng, khác với gạo trắng được xay xát hoàn toàn. Nhờ vậy gạo lứt chứa nhiều chất dinh dưỡng và công dụng hơn hẳn gạo trắng, vẫn giữ được các axit béo không bão hòa, cùng với protein, tinh bột, khoáng chất và vitamin.
 
Trong 1 chén gạo lứt có chứa:
  • Calo: 216
  • Chất xơ: 3,5 gram
  • Carb: 44 gram
  • Protein: 5 gram
  • Chất béo: 1,8 gram
  • Niacin (B3): 15% RDI
  • Thiamin (B1): 12% RDI
  • Axit pantothenic (B5) : 6% RDI
  • Pyridoxine (B6): 14% RDI
  • Magiê: 21% RDI
  • Kẽm: 8% RDI
  • Sắt: 5% RDI
  • Đồng: 10% RDI
  • Photpho: 16% RDI
  • Selen: 27% RDI
  • Mangan: 88% RDI
Ngoài ra, gạo lứt cũng là nguồn cung cấp các loại dưỡng chất như canxi, kali, riboflavin (B2), và folate.
 
1. ƯU ĐIỂM CỦA GẠO LỨT
 
1.1. Giúp giảm cân hiệu quả
 

 

 
Bạn có thể sử dụng gạo lứt luân phiên thay cho các loại ngũ cốc tinh chế như gạo thường để giảm cân. 
Các loại ngũ cốc tinh chế thường thiếu hụt chất xơ và một số chất dinh dưỡng khác, trong khi gạo lứt lại rất giàu những nguồn dưỡng chất thiết yếu này. Chẳng hạn, trong một cốc gạo lứt (158 gram) có chứa 3,5 gram chất xơ, tuy nhiên gạo trắng lại chứa ít hơn 1 gram.
Bên cạnh đó, chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc giảm cân vì giúp no lâu, giảm nhu cầu thèm ăn vặt, từ đó giảm bớt lượng calo tiiêu thụ. Ngoài ra chất xơ còn giúp hỗ trợ tiêu hóa.
 
1.2. Tốt cho sức khỏe tim mạch
 
Chất xơ trong gạo lứt giúp ngăn ngừa hiệu quả các bệnh như tắc nghẽn động mạch, tim mạch, hô hấp. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng những người thường xuyên ăn ngũ cốc nguyên hạt, nhất là gạo lứt, có nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành thấp hơn 21% so với những người ít sử dụng chúng.

Hơn nữa, gạo lứt có chứa các hợp chất lignans, có tác dụng làm giảm huyết áp, mức cholesterol và giảm độ cứng động mạch. Đây là những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn tới bệnh tim.

Thêm vào đó, gạo lứt rất giàu magie, giúp bảo vệ trái tim luôn khỏe mạnh, giảm các nguy cơ suy tim, đột quỵ và tử vong. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng, phụ nữ nên bổ sung 100 mg magie/ngày vào chế độ ăn uống sẽ làm giảm tỷ lệ tử vong do bệnh tim từ 24-25%.

1.3. Giúp ổn định đường huyết và cholesterol
 
Nhờ hàm lượng chất xơ cao, gạo lứt giúp ăn no mà không làm lượng đường trong máu tăng giảm đột ngột, giúp ổn định lượng đường trong máu. Chỉ số đường huyết của gạo lứt thấp hơn so với gạo trắng, mức độ tiêu hóa cũng chậm hơn và ít gây ảnh hưởng tới lượng đường trong máu nên rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường, thích hợp ăn kiêng.
 

 

 
1.4. Tốt cho xương khớp
 
Magie là một trong những thành phần chính có trong gạo lứt, có vai trò quan trọng trong việc giúp xương chắc khỏe. Ngoài ra, nó còn là một chất hỗ trợ quá trình hoạt hóa vitamin D giúp cơ thể hấp thụ nhiều lượng canxi hơn, ngăn ngừa các tình trạng rạn xương, mật độ xương thấp, viêm khớp, loãng xương hoặc khử khoáng xương.
Ngoài ra trong gạo lứt cũng chứa hàm lượng mangan cao, đây là khoáng chất có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể, như chữa lành vết thương, kích thích xương phát triển, điều chỉnh lượng đường trong máu, chức năng thần kinh hoặc chuyển hóa co cơ.
 
2. NHƯỢC ĐIỂM CỦA GẠO LỨT
 
Mặc dù gạo lứt sở hữu nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, nó vẫn có những nhược điểm cần phải lưu ý nếu bạn không muốn quá trình ăn kiêng của mình gặp rắc rối.
 
2.1. Thời gian chế biến lâu
 
Để nấu được một nồi cơm gạo lứt ngon cho bữa ăn kiêng, bạn cần ngâm gạo trước khi nấu khoảng 45 phút - 1 tiếng rồi mới nấu cơm như bình thường. Đây là điều tất yếu với gạo lứt vì lớp cám lụa bên ngoài gạo cần được nấu kỹ hơn so với gạo trắng đã loại bỏ lớp cám này.
Nhìn chung, người Việt dành khoảng 30 phút - 1 tiếng cho khâu chế biến nhưng chỉ ăn trong 15 phút - 30 phút. Vì vậy việc chế biến gạo lâu có thể làm người nấu mất kiên nhẫn, không kịp dùng cơm nếu quá bận rộn. Để giải quyết vấn đề cho người bận rộn, cần sử dụng nồi áp suất hoặc sản phẩm chế biến sẵn từ gạo lứt. Với nồi áp suất, bạn chỉ cần cho gạo lứt vào nấu như gạo thường và bật chế độ nấu áp suất là được.
 
2.2. Có thể gây nặng bụng, khó tiêu
 
Gạo lứt là thực phẩm chứa nhiều chất xơ không hòa tan nên khi ăn nhiều có thể gây nặng bụng, khó tiêu vì vậy không nên ăn thường xuyên mà cần luân phiên thay thế với gạo trắng, khoai lang, ngô (bắp),v.v để mang lại hiệu quả tốt nhất. Mặt khác, thời gian chế biến gạo lứt không đủ hoặc khi ăn không nhai kỹ gạo lứt sẽ làm bạn dễ bị đầy bụng, khó tiêu do lớp màng lụa cám bọc ngoài gạo.
 

 

 
2.3. Gạo nhanh bị hỏng hóc, khó bảo quản
 
Gạo lứt có lớp màng cám lụa bao bọc bên ngoài, lớp màng này rất dễ hỏng trong môi trường không khí nên không bảo quản được lâu. Vì thế bạn không thể mua nhiều gạo về tích trữ ăn dần. Đây cũng là một phần khiến giá gạo lứt cao bên cạnh giá trị dinh dưỡng của nó. Do vậy trước khi mua gạo lứt về, bạn nên kiểm tra kỹ để tránh mua phải gạo đã hỏng nhé!
 
 
Nếu bạn là người bận rộn, ngại những nhược điểm của gạo lứt, nhưng vẫn muốn sử dụng gạo lứt vì lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe của nó, thì có thể sử dụng những sản phẩm chế biến từ gạo lứt cho tiện lợi và nhanh chóng.
 
 

 

 
Điển hình là Thanh gạo lứt ngũ cốc Nonglamfood, được làm từ gạo lứt kết hợp với các loại hạt và chà bông | rong biển | trái cây | dừa giòn vừa giúp bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết vừa cân đối trong một bữa ăn, cho bạn một bữa sáng hay xế đầy năng lượng và khỏe mạnh.
 
Bên cạnh đó, thanh gạo lứt có cả 4 vị có thể làm hài lòng khẩu vị của cả gia đình: Chà bông | Rong biển | Trái cây | Dừa giòn
 
 
 
 

Bài viết cùng danh mục:

Viết Bình luận